Rèn luyện sự tập trung là một việc khó khăn. Chắc chắn hầu hết mọi người đều muốn học cách cải thiện và tăng cường sự tập trung của mình.
Đang xem: Cách tăng khả năng tập trung
Nhưng chúng ta thực sự làm được điều đó?
Chúng ta đang sống trong một thế giới quá ồn ào và những phiền nhiễu liên tục có thể khiến việc tập trung trở nên ngày một khó khăn hơn.
Và bài viết này chứa những ý tưởng hay nhất mà ATZ Organic đã tổng hợp về cách giúp bạn rèn luyện sự tập trung tốt hơn. Chúng ta sẽphân tích khoa họcđằng sau việc rèn giũa trí óc và chú ý đến những gì quan trọng.
Cho dù bạn đang muốn tập trung vào mục tiêu của mình trong cuộc sống hay công việc kinh doanh, học tập bài viết này sẽ bao gồm mọi thứ bạn cần biết.
Bắt đầu nào!
Tập trung là gì và cách mà bộ não hoạt độngnhư thế nào?
Trước hết, tập trung là gì?
Các chuyên gia định nghĩa tập trung là hành động dành mọi sự quan tâm hoặc chú ý của bạn vào một điều gì đó.
Để tập trung vào một việc, mặc định là bạn phải bỏ qua rất nhiều thứ khác.
Tập trung chỉ có thể xảy ra khi chúng ta đã nói YES với một lựa chọn và NO với tất cả các lựa chọn khác.Nói cách khác, loại bỏ những thứ không quan trọng là điều kiện tiên quyết để tập trung.
Dĩ nhiên, không phải bạn sẽ nói không với một điều gì đó suốt cả đời, nhưng trong một khoảnh khắc nhất định, bạn buộc phải nói không. Bạn luôn có thể làm việc khác sau đó, nhưng trong thời điểm hiện tại, sự tập trung đòi hỏi bạn chỉ làm một việc.
Tập trung là chìa khóa cho năng suất bởi vì việc nói không với mọi lựa chọn khác sẽ mở ra khả năng của bạn để hoàn thành một việc còn lại một cách tốt nhất.
Tại sao bạn không thể tập trung?
Sự ra đời của các mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok… và sự phát triển của những ngành quảng cáo đã kéo theo hệ lụy của cả một thế hệ trẻ em.
Ngay từ nhỏ, trẻ em (đặc biệt là những bé dưới 4 tuổi) khi mà chúng chưa có sự nhận thức đầy đủ về thế giới bên ngoài thì bây giờphải xem quá nhiều quảng cáo đến từ các thiết bị điện tử.
Điều này khiến cho não bộ của chúng lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng.
Khi đó các neuron thần kinh sẽ không thể dễ dàng tạo ra sự kết nối mới, con trẻ của chúng ta không thể học hỏi thêm những cái mới nhanh như vốn có được.
Chưa hết, khi những lựa chọn trên internet quá nhiều (quá nhiều video để xem, quá nhiều đề xuất để lựa chọn, quá nhiều chương trình giải trí…) và con của bạn đã quen với việc đó thì khi không còn ở trên môi trường đó nữa,chúng sẽ cảm thấy rất hụt hẫng!
Cuộc sống bên ngoài thực tế quá tẻ nhạt so với môi trường trực tuyến, rất chậm rãi. Điều này là mầm mống gây ra tính “cả thèm chóng chán” của giới trẻ ngày nay và nặng nề hơn là bệnh TRẦM CẢM ở trẻ em.
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tích cực từ những nền tảng mới với cuộc cách mạng thông tin đã thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao, nhưng cái giá mà con em ta phải trả cũng không hề nhỏ!
Còn đối với người đã trưởng thành thì sao?
Có một sự thật:hầu hết mọi người không gặp khó khăn với việc tập trung mà chúng ta gặp khó khăn trong việc quyết định.
Vì sao?
Bởi hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều có một bộ não có khả năng tập trung nếu chúng ta loại bỏ được những thứ gây phiền nhiễu.
Để hiểu rõ hơn điều này, mình lấy một ví dụ: Bạn đã bao giờ có một nhiệm vụ mà bạn bắt buộc phải hoàn thành chưa?
Chuyện gì đã xảy ra?
Có thể trước đó bạn đã trì hoãn, nhưng một khi mọi việc trở nên khẩn cấp và bạn buộc phải đưa ra quyết định thì bạn lại hành động.Bạn đã hoàn thành nó vì DEADLINE.
Xem thêm: Kiểm Tra Phần Mềm Gián Điệp Trên Máy Tính Có Bị Dính Phần Mềm Gián Điệp
Học hoặc làm bài tập sát giờ trước ngày thi, nộp đồ án hoặc một dự án quan trọng nào đó khi bạn đi làm…
Thay vì làm công việc khó khăn là chọn một thứ để tập trung vào từ đầu, chúng ta thường thuyết phục bản thân rằng đa nhiệm là một lựa chọn tốt hơn, chúng ta có thể vừa làm cái này vừa làm thêm cái khác.
Sự thật là đa nhiệm (multitasking) chưa bao giờ hiệu quả.
Đây là lý do tại sao…
Vấn đề trong cách xử lý công việc đa nhiệm (multitasking)
Về mặt chuyên môn kỹ thuật, chúng ta có khả năng làm hai việc cùng một lúc. Ví dụ, bạn có thể vừa xem TV trong khi nấu bữa tối hoặc trả lời email trong khi nói chuyện điện thoại.
Tuy nhiên,điều mà bạn không thể chính là tập trung vào hai nhiệm vụ cùng một lúc. Bạn đang tập trung nghe từ TV thì tiếng nước sôi từ nồi canh đang nấu là thứ tiếng ồn phiền nhiễu (noise) hoặc bạn đang nấu nồi canh thì tiếng từ TV là thứ gây phiền nhiễu.Trong bất kỳ khoảnh khắc nào, bạn cũng chỉ đang tập trung vào một thứ.
Đa nhiệm buộc bộ não của bạn phải chuyển sự tập trung qua lại rất nhanh từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Đây sẽ không phải là vấn đề lớn nếu bộ não chúng ta có thể chuyển đổi liền mạch từ công việc này sang công việc khác, nhưng sự thật là chúng ta không thể.
Bạn đã bao giờ đang viết email khi bị ai đó ngắt lời chưa? Khi cuộc trò chuyện kết thúc và bạn quay lại email đang viết dở, bạn sẽ mất vài phút để lấy lại tinh thần, ghi nhớ những gì bạn đã viết và trở lại đúng hướng.
Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn đa nhiệm. Đa nhiệm buộc bạn phải trả giá đắt mỗi khi bạn làm gián đoạn một nhiệm vụ và chuyển sang một nhiệm vụ khác. Theo thuật ngữ tâm lý học, cái giá này được gọi là chi phí chuyển đổi (switching cost).
Chi phí chuyển đổi là sự gián đoạn về hiệu suất mà chúng ta gặp phải khi chuyển trọng tâm từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
Một nghiên cứuđược công bố trên Tạp chí Quản lý Thông tin Quốc tế năm 2003 cho thấy một người thông thường kiểm tra email 5 phút một lần và trung bình mất 64 giây để tiếp tục công việc trước đó sau khi kiểm tra email.
Nói cách khác, cứ mỗi cái email đến giữa chừng mà bạn bỏ việc để xem, bạn có thể đã lãng phí sáu phút cuộc đời!
Trên thực tế,Hiệp hội Tâm lý Mỹbáo cáo rằng làm việc đa nhiệm có thể làm giảm năng suất tới 40%.
Sự phát triển của công nghệ khiến cho chúng ta đang nắm trong tay những cỗ máy cực kỳ mạnh mẽ (máy tính, điện thoại), chúng có một khả năng tuyệt vời là làm một lúc được nhiều việc (multitasking). Và khi chúng ta làm việc với những công cụ này quá lâu, vô hình chung chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi chúng.
Diễn tả dễ hiểu nhất về điều này đó là thử trả lời câu hỏi của mình ngay bây giờ:Khi bạn đang đọc bài viết này, bạn đang mở bao nhiêu tab trên trình duyệt?
13 cách giúp bạn xây dựng sự tập trung và tăng khả năng chú ý của bạn
Bây giờ bạn đã hiểu những thứ mà chúng ta đang đối mặt hàng ngày ảnh hưởng ra sao đến sự tập trung của chúng ta. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
Bên dưới là những cách tốt nhất để chúng ta nâng cao sự tập trung của mình mà ATZ đã tổng hợp cho bạn.
Lên một danh sách công việc ưu tiên mỗi ngày
Đây là việc đầu tiên quan trọng mà bạn phải làm khi bắt đầu một ngày mới.
Warren Buffett – nhà đầu tư tài chính huyền thoại có một phương pháp 3 bước đơn giản rất hay để ưu tiên công việc và ông đã dạy cho nhân viên của mình giúp họ xác định các ưu tiên và hành động của họ.
Đây là câu chuyện về phương pháp đó…
Một ngày nọ, Buffett yêu cầu phi công riêng của mình (anh chàng này tên là Mike Flint) thực hiện bài tập 3 bước.
BƯỚC 1:Buffett bắt đầu bằng cách yêu cầu anh phi công viết ra 25 mục tiêu nghề nghiệp hàng đầu của mình. Flint đã dành một chút thời gian và viết chúng ra. (Lưu ý: Bạn cũng có thể hoàn thành bài tập này với các mục tiêu trong thời gian ngắn hơn. Ví dụ: viết ra 25 điều hàng đầu bạn muốn hoàn thành trong tuần này.)BƯỚC 2:Sau đó, Buffett yêu cầu Flint xem lại danh sách của mình và khoanh tròn 5 mục tiêu hàng đầu của mình. Một lần nữa, Flint đã mất một thời gian, tìm hiểu danh sách và cuối cùng quyết định 5 mục tiêu quan trọng nhất của mình.BƯỚC 3:Tại thời điểm này, Flint đã có hai danh sách. 5 mục anh ấy đã khoanh tròn là Danh sách A và 20 mục anh ấy không khoanh tròn là Danh sách B.
Xem thêm: Các Mẹ Cho Em Xin Ý Kiến Về Việc Kinh Doanh Thẻ Cào Điện Thoại
Flint xác nhận rằng anh ấy sẽ bắt tay vào thực hiện 5 mục tiêu hàng đầu của mình ngay lập tức. Và đó là khi Buffett hỏi anh ấy về danh sách thứ hai: “Còn những lựa chọn trong danh sách mà anh không khoanh tròn thì sao?”
Flint trả lời: “À, 5 ưu tiên đứng đầu là trọng tâm chính của tôi, nhưng 20 lựa chọn còn lại tôi cũng sẽ cố gắng dành thời gian sau đó. Chúng vẫn quan trọng nên tôi sẽ làm chúng khi tôi thấy phù hợp. Chúng không gấp gáp ngay bây giờ, nhưng tôi vẫn dự định sẽ tận tâm tận lực làm hết”.
Buffett trả lời: “Không. Anh đã nhầm, Mike! Mọi thứ mà anh không khoanh tròn sẽ trở thành danh sách mà anhPHẢI TRÁNH BẰNG MỌI GIÁ. Cho dù thế nào đi nữa, anh không được dành bất kỳ sự chú ý nào cho chúng đến khi anh thành công với top 5 mà anh đã chọn”
Vậy thì bây giờ, top 5 hoặc top 3 công việc ưu tiên hàng đầu của bạn hôm nay, tuần này, tháng này, năm này là gì? Hãy suy nghĩ thật kỹ và loại bỏ những thứ còn lại nhé