MỤC LỤC VĂN BẢN

*

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 20/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014

LUẬT

SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Luật sĩ quan Quân đội nhân dân ViệtNam số 16/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từngày 01 tháng 4 năm 2000, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân độinhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;

2. Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân độinhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Đang xem: Luật 72/2014/qh13 sửa đổi, bổ sung một số điều

Để xây dựng đội ngũ sĩ quan Quânđội nhân dân Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ đượcgiao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắcTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam<1>.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam<2>

Sĩ quan Quân đội nhân dân ViệtNam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, đượcNhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấychứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.

Điều 2. Vị trí,chức năng của sĩ quan

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt củaquân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm cácchức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác,bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Lãnhđạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan

Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh củaChủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trựctiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 4. Điềukiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ họcvấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vựcquân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Điều 5. Nguồnbổ sung sĩ quan tại ngũ

Những người sau đây được tuyển chọnbổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệpcác trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thànhtốt nhiệm vụ chiến đấu.

3. Quân nhân chuyên nghiệp và côngchức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡngchương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

4. Cán bộ, công chức ngoài quân độivà những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quânđội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởngBộ Quốc phòng;

5. Sĩ quan dự bị.

Điều 6. Quyền,nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan

1. Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ côngdân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật này.

2. Sĩ quan được Nhà nước bảo đảmvề chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.

Điều 7. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ sau đâyđược hiểu như sau:

1. Ngạch sĩ quan tại ngũ làngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân độihoặc đang được biệt phái.

2. Sĩ quan biệt phái là sĩquan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.

3. Ngạch sĩ quan dự bị làngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý,huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.

4.<3> (được bãi bỏ)

4.<4>Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến,huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.

5.<5> Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảmnhiệm công tác đảng, công tác chính trị.

6.<6>Sĩ quan hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất chosinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.

7.<7> Sĩ quan kỹ thuật là sĩ quan đảmnhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.

8.<8>Sĩ quan chuyên môn khác là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngànhkhông thuộc các nhóm ngành sĩ quan quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.

9.<9> Phong cấp bậc quân hàm sĩ quanlà quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ quan.

10.<10> Thăngcấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết địnhđề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn.

11.<11> Giángcấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định hạ cấp bậc quân hàm hiện tại của sĩ quanxuống cấp bậc quân hàm thấp hơn.

12.<12>Tước quân hàm sĩ quan là quyết định hủy bỏ quân hàm sĩ quan của quânnhân.

13.<13> Sĩquan thôi phục vụ tại ngũ là sĩ quan chuyển ra ngoài quân đội.

14.<14> Chuyển ngạch sĩ quan là chuyểnsĩ quan từ ngạch sĩ quan tại ngũ sang ngạch sĩ quan dự bị hoặc ngược lại.

16.<15> (được bãi bỏ)

15.<16> Giảingạch sĩ quan dự bị là chuyển ra khỏi ngạch sĩ quan dự bị.

Điều 8. Ngạchsĩ quan

Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩquan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

Điều 9. Nhómngành sĩ quan

Sĩ quan gồm các nhóm ngành sauđây:

1. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;

2. Sĩ quan chính trị;

3. Sĩ quan hậu cần;

4. Sĩ quan kỹ thuật;

5. Sĩ quan chuyên môn khác.

Điều 10. Hệthống cấp bậc quân hàm sĩ quan

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩquan gồm ba cấp, mười hai bậc:

1. Cấp Úy có bốn bậc:

Thiếu úy;

Trung úy;

Thượng úy;

Đại úy.

2. Cấp Tá có bốn bậc:

Thiếu tá;

Trung tá;

Thượng tá;

Đại tá.

3. Cấp Tướng có bốn bậc:

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hảiquân;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hảiquân;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

Đại tướng.

Điều 11.Chức vụ của sĩ quan<17>

1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồmcó:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệmTổng cục Chính trị;

c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng,Chính ủy Tổng cục;

d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quânkhu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chínhủy Bộ đội Biên phòng;

đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quânđoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủyVùng Hải quân;

e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sưđoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởngBộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòngcấp tỉnh;

g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữđoàn;

h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trungđoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viênTiểu đoàn;

k) Đại đội trưởng, Chính trị viênĐại đội;

l) Trung đội trưởng.

2. Chức vụ, chức danh tương đươngvới chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quyđịnh; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h,i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 12. Tiêuchuẩn của sĩ quan

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng,tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạngcao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng;cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷluật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quầnchúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa họcquân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xâydựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về vănhóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thựctiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theoquy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời vàsức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từngchức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan<18>

1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quanphục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:

Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

Trung tá: nam 51, nữ 51;

Thượng tá: nam 54, nữ 54;

Đại tá: nam 57, nữ 55;

Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quancó đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏetốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

3<19>. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vịquy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộtrưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quanquy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Tráchnhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi côngdân có trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan.

Chương II

QUÂN HÀM, CHỨC VỤ SĨ QUAN

Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩquan<20>

1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đốivới chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:

a) Đại tướng:

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổngcục Chính trị;

b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậcquân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;

Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủnhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượngtướng không quá ba;

Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốcphòng.

c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hảiquân:

Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quânchủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổngcục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủđô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;

Giám đốc, Chính ủy các học viện:Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;

Hiệu trưởng, Chính ủy các trườngsĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;

Phó Giám đốc Học viện Quốc phòngcó cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học việnQuốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;

Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quânhuấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tácchiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ – Cứu nạn, Đối ngoại;

Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánhán Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Việntrưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhândân tối cao;

Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương- Văn phòng Bộ Quốc phòng;

Viện trưởng Viện Chiến lược quốcphòng;

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quânđội 108.

d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hảiquân:

Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binhchủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;

Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninhQuân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều trahình sự, Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơyếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quânkhí, Xe – Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện – Đào tạo, Phòng không Lục quân,Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11,12, 16, 25 và 71;

Viện trưởng: Viện Khoa học và Côngnghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70;

Giám đốc, Chính ủy các học viện:Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự;

Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mậtmã;

Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng- Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;

Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảovệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quânchủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậucần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởngCục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;

Một Phó Tham mưu trưởng là Bí thưhoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

Một Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bíthư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biênphòng;

Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân,Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân;

Giám đốc Trung tâm Phát thanh – Truyềnhình Quân đội;

Tổng Giám đốc, một Phó Tổng Giámđốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội;

Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đớiViệt – Nga;

Giám đốc: Bệnh viện 175, Bệnh viện103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia;

Chủ nhiệm các khoa thuộc Học việnQuốc phòng: Lý luận Mác – Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị; Chiến lược;Chiến dịch;

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vụtrưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cụcChính trị;

Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quyđịnh tại điểm c khoản này có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng, số lượngnhư sau: của Chính ủy là một; của Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Tư lệnhQuân khu không quá bốn; của Tư lệnh Quân chủng không quá sáu; của Tư lệnh Bộđội Biên phòng không quá năm; của Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân huấn khôngquá ba; của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuậtquân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không quá ba; của Hiệu trưởng TrườngSĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II, Trường Sĩ quan Chính trị khôngquá ba; của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tưlệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển ViệtNam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba; của Cục trưởng Cục Quân lực,Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường,Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu hộ – Cứu nạn, Cục Đốingoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sựTrung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương – Văn phòng Bộ Quốc phòng, Việntrưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai; của Giám đốc Bệnh viện Trungương Quân đội 108 là một;

đ) Đại tá:

Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn;Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủyBộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

e) Thượng tá:

Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trungđoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

g) Trung tá:

Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viênTiểu đoàn;

h) Thiếu tá:

Đại đội trưởng, Chính trị viên Đạiđội;

i) Đại úy:

Trung đội trưởng.

2. Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyêntrách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng thựchiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Sĩ quan Quân đội nhân dân biệtphái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc đượcbổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhấtlà Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Phó Chủ nhiệm Ủy banQuốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặctương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhândân biệt phái có chức vụ cao hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy địnhcủa cơ quan có thẩm quyền.

4. Cấp bậc quân hàm cao nhất đốivới chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy banthường vụ Quốc hội quyết định.

5. Cấp bậc quân hàm cao nhất đốivới chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốcphòng quy định.

Điều 16. Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ<21>

1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩquan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu uý; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở nhữngngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tácđược phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơntheo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thờichiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, côngchức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tạingũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩquan tương xứng.

Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ<22>

1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quânhàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tạiĐiều 12 của Luật này;

b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấphơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàmquy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn xét thăng quân hàm đốivới sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đôđốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quânlên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quânlên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lênĐại tướng tối thiểu là 4 năm;

Thời gian sĩ quan học tập tại trườngđược tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăngquân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57,trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tíchđặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quácấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Điều 18. Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn<23>

Sĩ quan được xét thăng quân hàm trướcthời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sauđây:

1. Trong chiến đấu lập chiến côngxuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;

2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệmvụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đốivới chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàmhiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.

Điều 19. Kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan<24>

1. Sĩ quan đến thời hạn xét thăngquân hàm mà chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này thìđược xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo.

2. Trong thời hạn xét thăng quânhàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối củathời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăngquân hàm phải kéo dài ít nhất một năm.

Xem thêm: Nơi Bán Nồi Com Điện 0.3 Lít Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất

3. Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậcquân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xétthăng quân hàm.

Điều 20. Mứcthăng, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan

Việc thăng hoặc giáng cấp bậc quânhàm sĩ quan mỗi lần chỉ được một bậc; trường hợp đặc biệt mới thăng hoặc giángnhiều bậc.

Điều 21. Bổnhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan

1. Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụkhi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.

2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối vớisĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Khi thay đổi tổ chức mà khôngcòn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;

b) Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩnvà điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;

c) Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tạingũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạnphục vụ tại ngũ.

3. Sĩ quan có thể được giao chứcvụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm caonhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây:

a) Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt;

b) Thay đổi tổ chức, biên chế;

c) Điều chỉnh để phù hợp với nănglực, sức khỏe của sĩ quan.

Điều 22. Quanhệ cấp bậc, chức vụ của sĩ quan

Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơnlà cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn; trường hợp sĩ quan có chứcvụ cao hơn nhưng có cấp bậc quân hàm bằng hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm của sĩquan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao hơn là cấp trên.

Điều 23. Quyềntạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan trong trường hợp khẩn cấp

Trường hợp khẩn cấp mà sĩ quan thuộcquyền không chấp hành mệnh lệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sĩ quancó chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền tạm đình chỉ chức vụ đối vớisĩ quan đó và chỉ định người thay thế tạm thời, đồng thời phải báo cáo ngay cấptrên trực tiếp.

Điều 24. Biệtphái sĩ quan

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốcphòng, sĩ quan tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quânđội, do cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 25.Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan<25>

1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quyđịnh như sau:

a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong,thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hảiquân;

b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổngcục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổngcục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủyQuân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sátbiển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy địnhcủa cấp có thẩm quyền;

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấpbậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;

d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân độiđược thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Cấp có thẩm quyền quyết địnhbổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyếtđịnh kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấphơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đếnchức vụ đó.

Điều 25a. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàmđối với sĩ quan<26>

1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủtịch nước phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc,Đô đốc Hải quân.

Việc thăng, giáng, tước quân hàmcấp tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức,đơn vị nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Trình tự, thủ tục phong, thăng,giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩquan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Chương III

NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN

Điều 26. Nghĩa vụ của sĩ quan

Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:

1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảovệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản ViệtNam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước,bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng,tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

2. Thường xuyên giữ gìn và traudồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, nănglực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệmvụ;

3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức,phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy địnhcủa quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;

4. Thường xuyên chăm lo lợi íchvật chất và tinh thần của bộ đội;

5. Gương mẫu chấp hành và vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Điều 27. Tráchnhiệm của sĩ quan

Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luậtvà cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấptrên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổchức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm chođơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiếnđấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉhuy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáongay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thìbáo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phảichịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Điều 28. Nhữngviệc sĩ quan không được làm

Sĩ quan không được làm những việctrái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cánbộ, công chức không được làm.

Điều 29. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quanbiệt phái<27>

1.Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và được hưởng quyền lợi như sĩ quan đang công táctrong quân đội; được cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái bảo đảm điều kiện làmviệc và sinh hoạt.

2.Thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao và chịu sự quản lý của cơ quan, tổchức nơi đến biệt phái.

Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng đối với sĩ quan

1.Sĩ quan được Đảng và Nhà nước chăm lo, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triểntài năng.

2. Sĩ quan được đào tạo, bồidưỡng tại các trường trong và ngoài quân đội theo yêu cầu công tác.

Điều 31. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việcđối với sĩ quan tại ngũ<28>

Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiềnlương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:

1<29>. Chế độtiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tínhtheo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất,nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tínhtheo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụcấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp,trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;

2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xétthăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặcđã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậcquân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan;

3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng mộtthời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệmchức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;

4. Khi được giao chức vụ thấp hơnchức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật nàythì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;

5. Khi có quyết định miễn nhiệm chứcvụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;

6. Được bảo đảm điều kiện để thựchiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

7<30>. Được hưởngphụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ởcông vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ

1.Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉtheo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2.Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởngBộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉphải về ngay đơn vị.

Điều 33. Chăm sóc sức khỏe sĩ quan tại ngũ và gia đình sĩquan

1.Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quâny hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khámbệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.

2.Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và condưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khámbệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quyđịnh của Chính phủ.

Điều 34. Sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyênnghiệp, công chức quốc phòng

Khichức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điềukiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòngvà được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.

Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ<31>

1.Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

a)Đủ điều kiện nghỉ hưu;

b)Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;

c)Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công chức quốc phòng;

d)Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

2.Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:

a)Nghỉ hưu;

b) Chuyển ngành;

c) Phục viên;

d) Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

3.Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩquan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dựbị.

Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan

Sĩquan được nghỉ hưu khi:

1.Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;

2.Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này,quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốcphòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan cóđủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

Điều 37. Quyền lợi của sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và sĩ quantại ngũ hy sinh, từ trần<32>

1.Sĩ quan nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:

a)Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;

b)Nếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm tại khoản 1 Điều 13 củaLuật này, do thay đổi tổ chức, biên chế hoặc hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy,quản lý đơn vị mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài lương hưu cònđược hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;

c)Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộchội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;

d)Được chính quyền địa phương nơi sĩ quan cư trú hợp pháp đăng ký hộ khẩu, tạođiều kiện để làm ăn sinh sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được bảo đảm nhà ởhoặc đất ở theo quy định của Chính phủ;

đ)Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y.

2.Sĩ quan chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:

a)Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với những sĩ quanchuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;

b)Bảo lưu mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểulà 18 tháng;

c)Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ vàcấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng thấphơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quantại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;

d)Các quyền lợi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

đ)Trường hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyểnngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàmvà thâm niên công tác.

3.Sĩ quan phục viên được hưởng quyền lợi sau đây:

a)Trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp phục viên một lần;

b)Nếu có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội trở lên, khi ốm đau được khám bệnh,chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởngBộ Quốc phòng;

c)Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

4.Sĩ quan nghỉ theo chế độ bệnh binh được hưởng quyền lợi sau đây:

a)Chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và chếđộ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

b)Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

5.Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địabàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian đó để tínhhưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ.

6.Sĩ quan tại ngũ hy sinh thì thân nhân của sĩ quan đó được hưởng các chế độ theoquy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và được hưởng trợ cấpmột lần theo quy định của Chính phủ.

7.Sĩ quan tại ngũ từ trần thì thân nhân của sĩ quan đó ngoài chế độ theo quy địnhcủa Luật bảo hiểm xã hội còn được trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.

Chương IV

SĨ QUANDỰ BỊ

Điều 38. Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị<33>

Hạntuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:

CấpÚy: 51;

Thiếutá: 53;

Trungtá: 56;

Thượngtá: 57;

Đạitá: 60;

CấpTướng: 63.

Điều 39. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị

Nhữngngười sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:

1.Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêuchuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;

2.Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dựbị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;

3.Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyênmôn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.

Điều 40. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vàophục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu<34>

Căncứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dựbị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiếnđấu thực hiện theo quy định sau đây:

1.Gọi đào tạo sĩ quan dự bị:

a)Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩnbị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;

b)Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quandự bị cư trú tại địa phương.

2.Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàngđộng viên, sẵn sàng chiến đấu:

a)Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữđoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quânhàm Đại tá;

b)Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉhuy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từchỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàmTrung tá trở xuống.

3.Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọisĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởngBộ Quốc phòng quyết định.

Điều 41. Bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dựbị

Việcbổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định nhưsau:

1.Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dựbị.

2.Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổnhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lươngđang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.

3.Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quânsự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trongcác đơn vị dự bị động viên và được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chứcvụ đảm nhiệm.

4.Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗicấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

5.Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quânhàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thờihạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.

Điều 42. Trách nhiệm của sĩ quan dự bị

Sĩquan dự bị có trách nhiệm sau đây:

1.Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trúhoặc công tác và đơn vị dự bị động viên.

2.Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiếnđấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3.Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên.

4.Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.

Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị

Sĩquan dự bị có quyền lợi sau đây:

1.Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tậptrung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu đượchưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân yvà được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩavụ lao động công ích.

2.Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạnđược trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụtrong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thìđược chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.

Điều 44. Giải ngạch sĩ quan dự bị<35>

Sĩquan dự bị hết hạn tuổi quy định tại Điều 38 của Luật này hoặc không còn đủđiều kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị.

Việcgiải ngạch sĩ quan dự bị do cấp có thẩm quyền quyết định.

Chương V

QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC VỀ SĨ QUAN

Điều 45. Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan

Nộidung quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm:

1.Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan;

2.Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan;

3.Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩquan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan;

4.Chỉ đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khenthưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luậtnày.

Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan.

2.Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước vềsĩ quan; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện việc quản lýnhà nước về sĩ quan.

3.Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc quản lýnhà nước về sĩ quan; đào tạo, cung cấp cho quân đội những cán bộ phù hợp vớiyêu cầu quân sự; ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm cho sĩ quan đã hoàn thànhnhiệm vụ trong quân đội, có đủ điều kiện chuyển ngành theo kế hoạch của Chínhphủ; bảo đảm điều kiện để thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan tại ngũ,sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và gia đình sĩ quan.

Điều 47. Trách nhiệm của chính quyền địa phươngcác cấp

Chínhquyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm:

1.Giáo dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên.

2.Ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên.

3.Đăng ký, quản lý, tạo điều kiện để sĩ quan dự bị hoàn thành nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật.

4.Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sĩ quan và gia đình sĩ quan cư trú hợppháp tại địa phương.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬLÝ VI PHẠM

Điều 48. Khen thưởng

Sĩquan có thành tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác; cơ quan, tổchức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này thì được khenthưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều49. Xử lý viphạm

1.Sĩ quan vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội, xử phạt hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2.Sĩ quan tạm thời không được mang quân hàm khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; sĩquan bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hàm khi bản án có hiệu lực phápluật.

3.Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của phápluật.

Chương VII

ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH<36>

Điều 50. Hiệu lực thi hành

Luậtnày có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000.

Xem thêm: Khung Biển Số Xe Máy – Khung Biển Số Cao Cấp

Luậtnày thay thế Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm1981 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1990.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *